Báo cáo kiểm định chất lượng và trường đạt chuẩn quốc gia 2021-2022
PHÒNG GD&ĐT ĐỨC HUỆ TRƯỜNG MẦM NON HOA SEN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
Số: 80/BC-MNHS |
Đông Thành, ngày 21 tháng 6 năm 2022 |
BÁO CÁO
Công tác kiểm định chất lượng giáo dục
và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non
Năm học 2021 - 2022
Thực hiện sự chỉ đạo hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo Đức Huệ về việc thực hiện báo cáo công tác kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non, năm học 2021 - 2022;
Căn cứ vào tình hình thực tế, nay trường mầm non Hoa Sen báo cáo về việc thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non, năm học 2021 – 2022 như sau:
I – Công tác triển khai kiểm định chất lượng giáo dục.
1/ Hệ thống văn bản chỉ đạo.
- Công văn số 460/PGDĐT-GDMN ngày 05 tháng 5 năm 2017 về việc cập nhật dữ liệu và duy trì phần mềm kiểm định chất lượng trường mầm non;
- Căn cứ Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo về ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non.
- Công văn số 5942/BGDĐT-QLCL ngày 28 tháng 12 năm 2019 của Bộ Giáo dục Đào tạo về việc hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài trường mầm non;
2/ Khái quát tình hình thực hiện nhiệm vụ kiểm định chất lượng giáo dục trong năm học 2021 - 2022.
- Kiểm định chất lượng giáo dục là một nhiệm vụ công tác đã được Phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện triển khai theo từng năm học, yêu cầu cơ bản của công tác này chính là để giải quyết vấn đề về xây dựng nền nếp trong hoạt động quản lý mang tính hệ thống và vấn đề đánh giá chuẩn chất lượng giáo dục của nhà trường theo định hướng mới, toàn diện hơn.
- Thực hiện các văn bản chỉ đạo về lĩnh vực công tác kiểm định chất lượng giáo dục, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả. Trong công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2021 - 2022 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Đức Huệ đã chỉ rõ tầm quan trọng của việc đánh giá chất lượng trường mầm non theo Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo về ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non.
– Tiếp tục tham gia học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm định chất lượng giáo dục. Kịp thời triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về công tác đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục.
- Bên cạnh đó, trường tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản hướng dẫn về công tác đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục trong nội bộ nhà trường.
– Tăng cường công tác đảm bảo chất lượng, tiếp tục triển khai kế hoạch hành động cải tiến chất lượng nhằm khắc phục tồn tại ở từng tiêu chuẩn, tiêu chí trong báo cáo tự đánh giá của trường. Thường xuyên cập nhật kết quả cải tiến chất lượng vào báo cáo tự đánh giá, đăng ký và chuẩn bị cho đánh giá ngoài theo lộ trình.
– Thực hiện nghiêm túc việc báo cáo hiện trạng công tác đảm bảo chất lượng và cập nhật cơ sở dữ liệu về kiểm định chất lượng giáo dục theo hướng dẫn hàng năm của Phòng Giáo dục và Đào tạo Đức Huệ.
II – Những kết quả đạt được.
1/ Thực hiện tự đánh giá.
- Nhà trường đã cử cán bộ đúng thành phần, đối tượng tham gia các đợt tập huấn tự đánh giá do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Long An, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đức Huệ tổ chức. Sau các đợt tập huấn, Ban giám hiệu nhà trường đã chủ động tổ chức các đợt tập huấn cho các CB-GV-NV trường để nắm rõ, để dể dàng hơn khi tiến hành vào việc xây dựng kế hoạch tự đánh giá và triển khai thực hiện từng bước trong quy trình tự đánh giá cũng như chia tổ thực hiện quy trình tự đánh giá.
- Nhà trường đã được đánh giá ngoài vào tháng 04/2015 và được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ III. Trường mầm non Hoa Sen đã và đang tiếp tục thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục trong từng năm học.
- Mặc dù còn nhiều khó khăn về các điều kiện cần có, nhưng với sự cố gắng quyết tâm cao, trường đã triển khai thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục theo đúng lịch trình, đề cao tinh thần tìm tòi, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ. Trường thực hiện lưu trữ minh chứng hàng năm logic, đúng tiêu chí, tiêu chuẩn theo thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo về ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non. Kết quả là qua quá trình tự đánh giá, trường mầm non Hoa Sen đã được các thành viên Hội đồng thông qua với kết quả 100% và đã được Hội đồng sư phạm nhà trường thống nhất.
- Bên cạnh đó, căn cứ điều 05 về Chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục và thời hạn công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non, điều 06 về Các mức đánh giá trường mầm nontheo Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo. Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục của nhà trường tự đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Trường cũng đã đánh giá về kết quả tự đánh giá chất lượng chung của nhà trường theo các tiêu chí như sau:
+ Trường thực hiện tự đánh giá 25/25 tiêu chí. Trong đó:
Tự đánh giá mức 01: Đạt 25/25 tiêu chí.
Tự đánh giá mức 02: Đạt 24/25 tiêu chí (không đạt tiêu chí 25).
Tự đánh giá mức 03: Đạt 20/25 tiêu chí (không đạt tiêu chí 12, 15,17, 24 và tiêu chí 25).
+ Dựa vào hướng dẫn của Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo, căn cứ vào điều 06 về các mức đánh giá trường mầm non thì trường mầm non Hoa Sen tự đánh giá đạt ở mức 01.
2/ Thực hiện lưu trữ minh chứng.
- Minh chứng là những văn bản, hồ sơ sổ sách, hiện vật, các hình ảnh minh chứng theo từng năm học,... đã và đang có của nhà trường gắn với chỉ số để xác định chỉ số đạt và không đạt yêu cầu, được sử dụng chứng minh cho các phân tích, giải thích đưa ra các nhận định, kết luận trong báo cáo tự đánh giá, nhà trường đảm bảo lưu trữ trong thời gian 5 năm.
- Việc lưu trữ các minh chứng đảm bảo rõ ràng và chính xác, được thu thập trên các yêu cầu của từng chỉ số trong các tiêu chí, tương ứng phù hợp với yêu cầu trong mỗi chỉ số.
- Trước khi thực hiện lưu trữ các minh chững, nhà trường thực hiện tổ chức thảo luận, trao đổi biện pháp với đồng nghiệp, với các nhóm, các thành viên hội đồng về tính tương thích, chính xác, phù hợp và đầy đủ minh chứng.
- Đảm bảo mỗi minh chứng chỉ được mã hóa 1 lần trong báo cáo tự đánh giá. Nếu minh chứng sử dụng cho nhiều tiêu chí thì mang ký hiệu, tiêu chuẩn, tiêu chí, sử dụng lần thứ nhất.
III – Đánh giá chung.
1/ Thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân chung.
- Nhận thức trong một số đội ngũ CB-GV-NV trường về vị trí, tầm quan trọng của công tác kiểm định chất lượng giáo dục chưa thật đầy đủ, vẫn còn tư tưởng ngại khó, ngại tiếp cận với vấn đề mới.
- Chất lượng tập huấn công tác kiểm định chất lượng chưa tốt do các CB-GV-NV tham gia không đầy đủ (theo học các lớp nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) nên một bộ phận CB-GV-NV chưa có nhận thức đúng đắn về công tác kiểm định chất lượng giáo dục.
- Một số giáo viên có năng lực, do nhiệm vụ chuyên môn giảng dạy đã nhiều lại phải tham gia các nhóm công tác (mất thời gian cho việc thu thập thông tin minh chứng, viết báo cáo đánh giá tiêu chí,...) nên có ảnh hưởng đến chất lượng công việc được giao kể cả về hoạt động chuyên môn. Hơn nữa, trường vẫn trên lộ trình công nhận lại trường chuẩn quốc gia, đồng thời thực hiện công tác tự đánh giá nên gặp không ít khó khăn. Bởi lẽ, hồ sơ thông tin minh chứng của 2 công việc này lại có sự khác biệt về các tổ chức bộ hồ sơ nên công việc chồng chéo, khó thực hiện một cách có hiệu quả thực sự.
- Các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ kiểm định chất lượng giáo dục (nguồn nhân lực, cơ sở vật chất) còn mỏng, yếu.
- Các thành viên trong hội đồng tự đánh giá là những cán bộ chủ chốt trong nhà trường, bận nhiều công việc, vì thế chưa đầu tư thời gian thỏa đáng và quan tâm đúng mức đến hoạt động này.
- Một số CB-GV-NV tuy đã được tập huấn nhưng chưa nắm chắc quy trình, kỹ thuật tự đánh giá, vì vậy việc triển khai hoạt động này còn lúng túng.
2/ Đánh giá từng tiêu chuẩn cụ thể.
2.1/ Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường.
¯ Điểm mạnh:
- Nhà trường đã đề ra phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường theo giai đoạn giai đoạn 2020 - 2025. Hàng năm vào cuối năm học, nhà trường đều tổ chức họp toàn thể đội ngũ để rà soát, bổ sung, điều chỉnh phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển của đơn vị trong năm qua.
- Nhà trường có đầy đủ các hội đồng như: Hội đồng trường, Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng chấm SKKN, Hội đồng chấm thi giáo viên dạy giỏi cấp trường. Trường có Chi bộ, Công đoàn, Chi đoàn độc lập và hoạt động có hiệu quả. Trong 5 năm liên tiếp Chi bộ luôn đạt trong sạch vững mạnh và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Công đoàn luôn đạt vững mạnh xuất sắc, Chi đoàn vững mạnh.
- Trường có đầy đủ Hiệu trưởng, P.Hiệu trưởng và các tổ chuyên môn, tổ văn phòng theo qui định, có cơ cấu tổ chức và hoạt động theo Điều lệ trường Mầm non.
- Số lớp trong trường được tổ chức đúng quy định.
- Nhà trường thực hiện tốt việc quản lý hành chính, tài chính, tài sản, cơ sở vật chất theo qui định. Nhà trường luôn thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ chính sách cho CB, GV, NV, có xây dựng kế hoạch thi đua vào đầu mỗi năm học, luôn có các biện pháp để phát huynăng lực của CB, GV, NV.
Ban giám hiệu xây dựng đầy đủ các kế hoạch an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường.
¯ Điểm yếu:
- Việc thực hiện các giải pháp giám sát trong thực hiện phương hướng, chiến lược chưa kịp thời. Hội đồng trường còn 1 số thành viên chưa mạnh dạn ý kiến.
- Số lượng đoàn viên tham gia các hoạt động, phong trào của địa phương còn ít, một số nhiệm vụ chưa được thực hiện đúng theo kế hoạch.
- Nhân viên y tế thực hiện nhiệm vụ còn chậm, trường không có nhân viên văn thư, các điểm phụ không có bảo vệ.
2.2/ Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
¯ Điểm mạnh:
- Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng được bổ nhiệm đủ theo quy định của Điều lệ trường Mầm non, đã hoàn thành chương trình trung cấp lý luận chính trị và bồi dưỡng cán bộ quản lý, luôn được tập thể tín nhiệm. BGH, giáo viên, nhân viên nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm, đủ số lượng, có trình độ chuyên môn đạt chuẩn 100%.
- Hàng năm, nhà trường luôn thực hiện tốt kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ, tổ chức các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nhu cầu của giáo viên và nhân viên, tạo điều kiện tốt cho đội ngũ giáo viên, nhân viên thực hiện đầy đủ nghiêm túc, tự giác và có chất lượng trong công việc của mình.
- Việc kiểm tra đánh giá xếp loại Chuẩn Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên luôn đảm bảo tính khách quan, công bằng, minh bạch. Tập thể giáo viên luôn tạo sự đoàn kết, đáp ứng được nhu cầu phát triển giáo dục, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của trường đạt chất lượng cao.
¯ Điểm yếu:
- Hiệu trưởng và 02 Phó Hiệu trưởng chưa vận dụng nhiều kiến thức về ngoại ngữ vào thực tế công tác.
- Nhân viên kế toán kiêm nhiệm văn thư chưa được tập huấn công tác văn thư.
- Nhân viên bảo vệ chưa được tập huấn nhiều trong công tác nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy, an toàn giao thông, phần lớn bảo vệ tự học bồi dưỡng nghiệp vụ.
2.3/ Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.
¯ Điểm mạnh:
- Trường được xây dựng bán kiên cố, có biển tên trường, tường rào bao quanh, hệ thống nước sạch, cống rảnh phù hợp đảm bảo vệ sinh. Diện tích sân chơi được thiết kế phù hợp, sân chơi đảm bảo an toàn, có đủ đồ dùng đồ chơi theo quy định.
- Nhà trường có các thiết bị đồ dùng đồ chơi ngoài danh mục quy định đảm bảo tính giáo dục, an toàn phù hợp với trẻ.
- Trường có 13 phòng sinh hoạt chung đảm bảo an toàn, thoáng mát, đủ ánh sáng, đủ trang thiết bị dạy và học. Có hiên chơi đảm bảo an toàn cho trẻ, có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn. Bếp được xây dựng theo quy trình 01 chiều.
¯ Điểm yếu:
- Sân chơi ở điểm phụ còn thấp
- Trường chưa có phòng riêng để tổ chức ngoại ngữ, tin học, âm nhạc.
- Điểm phụ khu phố 4 chưa có nhà để xe cho giáo viên.
- Hiện tại, trường sử dụng phòng nghệ thuật làm bếp tạm.
- Các điểm phụ chưa kết nối internet.
- Các nhà vệ sinh của trẻ vẫn xảy ra tình trạng không thoát nước do trẻ bỏ đồ chơi vào các lỗ thoát nước.
2.4/ Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia định và xã hội.
¯ Điểm mạnh:
- Trường có Ban ĐDCMHS của lớp, của trường hoạt động theo Điều lệ, công tác phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng NDCSGD trẻ. Có thực hiện việc tuyên truyền, có sự phối, kết hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh trong việc CSGD trẻ và thực hiện công tác XHHGD.
- Nhà trường phối hợp với Ban ĐDCMHS thực hiện tốt công tác tham mưu, chủ động phối hợp với chính quyền và nhân dân địa phương nhằm huy động các nguồn lực để bổ sung, cải tạo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi, xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp và đảm bảo tính giáo dục lành mạnh, an toàn cho trẻ.
¯ Điểm yếu:
- Khi nhà trường tổ chức các cuộc họp, thành viên trong Ban ĐDCMHS chưa tham gia họp đầy đủ và chưa mạnh dạn tham gia đóng góp ý kiến.
- Công tác XHH với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn chưa được mạnh, chưa thường xuyên.
- Sự hỗ trợ của các tổ chức và cá nhân để xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương chưa được nhiều.
2.5/ Tiêu chuẩn 5: Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
¯ Điểm mạnh:
- Chất lượng luôn đạt kết quả tốt. Tỷ lệ trẻ phát triển bình thường đạt chỉ tiêu quy định, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, béo phì giảm so với đầu năm, trẻ được phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần; trẻ mạnh dạn, có thói quen, nề nếp.
- Trường luôn quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên để đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới việc dạy và học của cấp học mầm non theo chương trình GDMN do Bộ GD&ĐT quy định.
- Trẻ được phát triển toàn diện về các lĩnh vực thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm mỹ. Đa số trẻ có nề nếp tốt trong học tập cũng như khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Trẻ tham gia các hoạt động học tập, vui chơi, lao động, vệ sinh một cách hứng thú. Cuối năm 100% trẻ 5 tuổi đều hoàn thành chương trình GDMN, tạo cho trẻ có tâm thế tốt để bước vào lớp một.
¯ Điểm yếu:
- Trường chưa có điều kiện và cơ hội để được tham gia học tập, áp dụng chương trình tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới.
- Do kinh phí, điều kiện của trường còn hạn chế nên việc thiết kế các khu vui chơi và trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ ở 02 điểm phân hiệu chưa đồng bộ.
- Chiều cao, cân nặng phát triển bình thường của trẻ toàn trường chưa đạt 95%, do khi ở nhà một số phụ huynh chưa quan tâm đến trẻ từ đó dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng thừa cân, béo phì ở đầu năm học tương đối cao.
- Phụ huynh bé 3 - 4 tuổi chưa quan tâm việc học của trẻ nên trẻ đi chưa đều.
2/ Bài học kinh nghiệm.
Qua quá trình triển khai công tác kiểm định chất lượng giáo dục, một số bài học kinh nghiệm được rút ra từ kết quả đã đạt được và những hạn chế của hoạt động này để thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục tốt hơn trong năm học tới là:
- Phải làm tốt công tác tham mưu đối với các cấp lãnh đạo, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về nhiệm vụ kiểm định chất lượng giáo dục trong xã hội nói chung, trong các nhà trường nói riêng. Từ đó, tạo được sự đồng thuận cao trong chỉ đạo, triển khai thực hiện, tạo điều kiện cho xã hội biết và tham gia giám sát chất lượng giáo dục.
- Triển khai tốt nội dung của Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo về ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non.
- Công tác kế hoạch phải đi trước một bước, việc xây dựng kế hoạch phải đảm bảo tính khoa học, cụ thể và có tính khả thi cao.
- Công tác kiểm tra, giám sát, hỗ trợ, hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo là quan trọng và cần thiết quyết định đến sự thành công trong hoạt động tự đánh giá của các nhà trường. Do đó, sẽ dẫn tới kết quả của hoạt động đánh giá ngoài và việc công nhận các trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục được đảm bảo thành công.
- Công tác chuẩn bị phải được thực hiện chu đáo (tổ chức tập huấn, hồ sơ, cơ sở vật chất, nhân sự,...) và phải được kiểm tra nghiêm ngặt, cần thực hiện rà soát, bổ sung kịp thời thì mới có thể hoàn thành tốt việc đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục.
- Xây dựng tiêu chí đánh giá thi đua cho công tác kiểm định chất lượng giáo dục cũng đã góp phần thúc đẩy nhà trường hoạt động tích cực, chủ động và triển khai có hiệu quả hơn trong thực hiện công tác tự đánh giá.
- Qua thực tế nhà trường đã hoàn thành công tác tự đánh giá, được đánh giá ngoài và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cho thấy việc thực hiện nhiệm vụ công tác đã làm thay đổi cơ bản nhận thức của toàn thể CB-GV-NV của trường đối với công tác quản lý, chỉ đạo, việc thực hiện các hoạt động giáo dục,... Từ đó nâng cao phương thức, nền nếp quản lý, tính kế hoạch trong mọi hoạt động, nền nếp cập nhật và lưu trữ thông tin, văn bản.
IV – Kiến nghị, đề xuất.
Để thực hiện có hiệu quả công tác kiểm định chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng với sự phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập khu vực và quốc tế trong giai đoạn hiện nay, từ thực tiễn triển khai công tác kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non Hoa Sen có một số kiến nghị, đề xuất sau:
- Văn bản gợi ý minh chứng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục theo Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo về ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non, chưa có văn bản cụ thể.
- Trong tình hình hiện nay, các nhà trường đang phải thực hiện nhiều nhiệm vụ công tác với nhiều chuẩn đánh giá khác nhau (phổ cập giáo dục, trường chuẩn quốc gia, trường học thân thiện, học sinh tích cực, chuẩn trong đánh giá của thanh tra giáo dục, chuẩn của kiểm định chất lượng giáo dục,…). Điều đó đã tạo ra sự chồng chéo và áp lực đối với các nhà trường. Vì vậy, nên chăng, lãnh đạo các ban ngành cần nghiên cứu và xử lý sớm vấn đề này theo hướng tích hợp các tiêu chí trong các hoạt động đánh giá hiện có thành một chuẩn chung, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý giáo dục trong trường mầm non.
- Về kinh phí và chế độ làm việc trong các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non trong nhà trường cần phải được xử lý sớm, tránh tình trạng bất cập như hiện nay, đã và đang gây ảnh hưởng không tốt đến tiến độ và chất lượng công việc.
Trên đây là báo cáo về việc thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non, năm học 2021 - 2022 của trường mầm non Hoa Sen./.
Nơi nhận: - PGD&ĐT; - Lưu: VT. |
HIỆU TRƯỞNG (Đã ký) Nguyễn Thị Thu Cúc
|
Thông Báo
- Khai giảng năm học 2022 - 2023
- TRƯỜNG MẦM NON HOA SEN THÔNG BÁO TUYỂN SINH NĂM HỌC 2022 - 2023
- Báo cáo kiểm định chất lượng và trường đạt chuẩn quốc gia 2021-2022
- Kế hoạch phát triển Giáo dục và Đào tạo, giai đoạn 2020 - 2025
- KẾ HOẠCH TỰ ĐÁNH GIÁ Kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường Mầm non Hoa Sen Năm học 2021 - 2022
- Nhà giáo ưu tú Đào Thị Hồng Liên
Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0723 854 211